Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết liệu con em họ có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế hay không và mức đóng là bao nhiêu?
Năm học mới đã bắt đầu, rất nhiều khoản phải đóng góp khiến nhiều phụ huynh quay cuồng. Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết liệu con em họ có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế hay không và mức đóng là bao nhiêu?
Học sinh có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế hay không?
Trước đó, ngày 14/11/2008, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật BHYT chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2009. Luật BHYT đã điều chỉnh các mối quan hệ liên quan tới các chủ thể tham gia BHYT và cũng quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan quản lý đối với chính sách xã hội quan trọng này.
Học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ về mức đóng.
Đối với nhóm đối tượng học sinh – sinh viên, Luật đã quy định lộ trình thực hiện từ tự nguyện chuyển sang là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT. Theo đó, từ thời điểm 1/1/2010, học sinh – sinh viên đã trở thành nhóm đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT.
Theo Khoản 4 thuộc Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014, học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ về mức đóng (hỗ trợ từ 30% đến 100% mức đóng tùy thuộc vào nhóm đối tượng ưu tiên).
Mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên hiện nay
Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ, từ thời điểm ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng Bảo hiểm y tế (BHYT) của các hộ gia đình và học sinh, sinh viên đã có sự thay đổi.
Theo quy định hiện nay, người đầu tiên trong một hộ gia đình sẽ đóng BHYT một tháng là 4,5% mức lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư sẽ đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất và tính từ người thứ năm trở đi sẽ đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Từ ngày thời điểm 1/7/2024, mức đóng BHYT hằng tháng của học sinh – sinh viên tính bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 30%, còn lại học sinh – sinh viên phải tự đóng 70%).
Từ ngày 1/7/2024, mức đóng cụ thể sẽ là:
+ Người thứ 1: 1.263.600 đồng
+ Người thứ 2: 884.520 đồng
+ Người thứ 3: 758.160 đồng
+ Người thứ 4: 631.800 đồng
+ Người thứ 5 trở đi: 505.440 đồng
Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho biết, theo quy định hiện nay, học sinh, sinh viên đang thuộc nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Đồng thời, các em hiện đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nên sẽ tham gia BHYT tại trường đang học và không tham gia BHYT hộ gia đình.
Từ ngày thời điểm 1/7/2024, mức đóng BHYT hằng tháng của học sinh – sinh viên tính bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 30%, còn lại học sinh – sinh viên phải tự đóng 70%).
Phụ huynh, học sinh – sinh viên hoàn toàn có thể linh động lựa chọn đóng theo 4 phương thức gồm: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng một lần. Trong đó:
+ Với 12 tháng, học sinh, sinh viên sẽ phải đóng 884.520 đồng;
+ Với 9 tháng, học sinh, sinh viên sẽ phải đóng 663.390 đồng;
+ Với 6 tháng, học sinh, sinh viên sẽ phải đóng 442.260 đồng;
+ Với 3 tháng, học sinh, sinh viên sẽ phải đóng 221.130 đồng’.